BỆNH THỐI TRÁI TRÊN CÂY CHÔM CHÔM ?BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH
Chôm chôm là cây ăn trái khá phổ biến vì mang lại hiệu quả kinh tế tốt cho nhà vườn. Tuy nhiên, khi canh tác chôm chôm bà con cần chú ý đến các loại bệnh hại, trong đó có bệnh thối trái. Đây là bệnh hại nguy hiểm, phát triển mạnh trong mùa mưa, làm ảnh hưởng nặng đến năng suất
BỆNH THỐI TRÁI TRÊN CÂY CHÔM CHÔM ?
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THỐI TRÁI TRÊN CHÔM CHÔM
Nấm Phytophthora sp. là nguyên nhân chính gây ra bệnh thối trái trên cây trồng.
Cây chôm chôm dễ nhiễm bệnh nhất khi nhiệt độ nóng ẩm kéo dài, trời mưa nhiều.
Bệnh gây hại nặng đối với những vườn cây lá dày đặc và không được cắt tỉa thích hợp.
Nấm bệnh thường dễ lây lan thông qua nước mưa hoặc nước tưới với tốc độ lây lan rất nhanh.
NHẬN BIẾT BỆNH THỐI TRÁI TRÊN CÂY CHÔM CHÔM
Ban đầu vết bệnh xuất hiện trên trái là những vết nâu nhỏ trên trái. Sau đó, khi bệnh nặng hơn vết bệnh sẽ lan cả xuống phần cuống trái lẫn đít trái và thịt bên trong.
Đối với những trái bị nhiễm bệnh, thịt trái sẽ dấu hiệu nhũn, chảy nước, có mùi hôi và rụng sớm trước khi thu hoạch.
Trên vết bệnh vào buổi sáng có thể thấy những tơ nấm trắng ở vỏ trái.
Bệnh thường gây hại trên những trái mọc theo chùm lớn và bên trong tán cây gần mặt đất.
Ngoài ra, sau khi thu hoạch, khi tồn trữ hoặc vận chuyển bệnh vẫn có thể gây hại.
TÁC HẠI BỆNH THỐI TRÁI TRÊN CÂY CHÔM CHÔM
Bệnh tấn công vào trái gây ra hiệu tượng thối nhũn. Do đó, ảnh hưởng đến năng suất, dẫn đến khó tiêu thụ.
Nấm bệnh lây lan từ chùm quả bệnh sang chùm quả khỏe với tốc độ cực kỳ nhanh chóng. Nếu không kịp thời phòng trừ có thể xuất hiện hiện tượng rụng trái hàng loạt.
Bệnh thối trái làm vỏ chôm chôm trở nên xấu xí, với những đốm nâu và tơ nấm trắng. Do đó, trái chôm chôm nhiễm bệnh không thể tiêu thụ được, ảnh hưởng đến kinh tế của bà con.
BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH THỐI TRÁI TRÊN CÂY CHÔM CHÔM
Phương pháp chăm sóc phòng ngừa cây chôm chôm bị thối trái
- Chọn giống khỏe, sạch bệnh để đảm bảo sức chống chịu của cây.
- Cắt tỉa thường xuyên để tạo độ thông thoáng cho vườn cây.
- Cày xới đất trước khi gieo hạt để triệt tiêu mầm móng bệnh còn tồn tại ở tàn dư mùa cũ
- Khi trái vườn chín nên thu hoạch, cẩn thận tránh làm dập trái khi thu hái quả.
- Thường xuyên thăm vườn và kiểm tra bệnh hại cây trồng để xử lý bệnh tránh lây lan.
VIỆC NHẬN DIỆN SỚM CÁC DẤU HIỆU CỦA BỆNH VÀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ THÌ ĐỘI NGŨ KỸ SƯ CTY DRPLANT CHÚNG TÔI CÓ SẢN PHẨM
=>AZO XTRA – KHẮC PHỤC BỆNH THỐI TRÁI TRÊN CÂY CHÔM CHÔM
AZO XTRA là hoạt chất thuốc trừ bệnh có tác động nội hấp mạnh, có hiệu lực trừ bệnh cao và kéo dài. Đặc biệt, Azoxystrobin còn giúp cây sinh trưởng tốt, bảo vệ bộ lá xanh khoẻ, giúp hoa đậm sắc, tươi lâu, màu sắc quả sáng đẹp.Đặc trị bệnh thán thư, ghẻ nhám, bệnh chết nhanh.
Với AZO XTRA, bà con không chỉ yên tâm về bệnh thối trái mà còn đảm bảo được mùa màng bội thu, giúp cây chôm chôm có chất lượng cao, đạt chuẩn xuất khẩu.
Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí 24/7
Hotline: 0776.755.793
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
——————————————————————————
THẾ GIỚI PHÂN THUỐC
Chuyên Thuốc bvtv _phân bón_ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Hotline kỹ sư tư vấn kỹ thuật: 0933.06.70.33
Link web: Thegioiphanthuoc.com
Youtube : https://www.youtube.com/c/Kiến Thức Nông Nghiệp
Zalo và Hotline đặt hàng : 0776.755.793