BỆNH THỐI TRÁI TRÊN CÂY MÍT ?CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH
Bệnh thối trái là bệnh thường gặp khi canh tác các loại cây trồng, trong đó có cây mít. Bệnh gây thiệt hại đến năng suất và ảnh hưởng đến chất lượng trái.

BỆNH THỐI TRÁI TRÊN CÂY MÍT ?

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THỐI TRÁI TRÊN MÍT
- Bệnh thối trái mít non được gây ra bởi nấm Rhizopus nigricans. Rhizopus là một loại nấm hoại sinh phổ biến trong cây trồng. Thường được tìm thấy trong nhiều loại hợp chất hữu cơ, trái cây và rau củ.
- Bệnh thối trái mít phát triển mạnh trong môi trường có thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều. Đồng thời, nếu vườn cây mít có mật độ quá cao, cây mít mọc dày đặc và đất bị ướt đọng nước, thì nấm Rhizopus sẽ tăng trưởng và lan rộng gây hại trên diện rộng.
NHẬN BIẾT BỆNH THỐI TRÁI TRÊN CÂY MÍT
- Trong những ngày nắng nóng và mưa lớn, khi vườn cây mít đang phát triển mạnh, trái mít non có thể bị xuất hiện các đốm nâu đen, ướt và mềm.
- Sau đó, những vết bệnh này sẽ được phủ bởi một lớp mỏng bào tử dạng bột màu đen, kèm theo sự hiện diện của khuẩn ty màu trắng. Lớp nấm đen này dần bao phủ toàn bộ trái mít, khiến trái mít dần trở nên đen và khô trên cây.
- Bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên trái mít và gây hại nặng nhất khi trái mít đang ở giai đoạn non. Đồng thời, bệnh có khả năng lan truyền nhanh chóng từ trái mít này sang trái mít khác.
TÁC HẠI BỆNH THỐI TRÊN CÂY MÍT
- Nấm Rhizopus gây hại chủ yếu cho hoa và trái non của cây mít, gây ra tình trạng hư hỏng, thối và khô trái mít ngay trên cây. Điều này ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của trái mít sau này.
- Trong một số trường hợp, nấm bệnh có thể tấn công cả những trái mít đã lớn, tạo ra những vết nấm đen lớn và lan rộng, xâm nhập sâu vào bên trong trái mít. Dẫn đến tình trạng mít bị thối nhũn.
- Khi trái nhiễm bệnh, trái mít không còn giá trị tiêu thụ và gây ảnh hưởng đến mặt kinh tế của nông dân.
CÁCH PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH THỐI TRÁI TRÊN CÂY MÍT

Biện pháp canh tác
hường xuyên thăm vườn mít để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh ở trên trái mít non cũng như các trái mít đã phát triển.
Khi phát hiện trái mít bị nấm tấn công, có các dấu hiệu đen, thối thì bà con cần phải cắt bỏ và tiêu hủy.
Thường xuyên tỉa cành và tán cây mít, tránh để vườn quá rậm rạp, không thông thoáng, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
Lựa chọn loại đất trồng có khả năng thoát nước tốt, tránh để đọng nước và đất ẩm nhiều ngày.
Bổ sung một số loại phân bón tốt cho cây mít, giúp cây khỏe, kháng lại các loại nấm bệnh gây hại cho cây.
VIỆC NHẬN DIỆN SỚM CÁC DẤU HIỆU CỦA BỆNH VÀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ THÌ ĐỘI NGŨ KỸ SƯ CTY DRPLANT CHÚNG TÔI CÓ SẢN PHẨM
=>TOP PLUS ATT – KHẮC PHỤC BỆNH THỐI TRÁI TRÊN CÂY MÍT

TOP PLUS ATT với công thức tiên tiến, là sự kết hợp hoàn hảo giữa các hoạt chất kháng nấm mạnh mẽ,tiêu diệt các loại nấm gây bệnh: rỉ sắt, thối trái, sương mai. Cách sử dụng đơn giản, chỉ cần pha 400 ml cho 400 lít nước, phun đều lên trái mít và phần thân cây. Top Plus ATT nhanh chóng tiêu diệt nấm gây thối trái, bảo vệ vườn mít khỏi mối đe dọa từ bệnh thối trái
Với Top Plus ATT, bà con không chỉ yên tâm về bệnh thối trái mà còn đảm bảo được mùa màng bội thu, giúp mít có chất lượng cao, đạt chuẩn xuất khẩu.
Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí 24/7
Hotline: 0776.755.793
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
——————————————————————————
THẾ GIỚI PHÂN THUỐC
Chuyên Thuốc bvtv _phân bón_ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Hotline kỹ sư tư vấn kỹ thuật: 0933.06.70.33
Link web: Thegioiphanthuoc.com
Youtube : https://www.youtube.com/c/Kiến Thức Nông Nghiệp
Zalo và Hotline đặt hàng : 0776.755.793