BIFENZIN 300SC – THUỐC TRỪ SÂU
CHAI 100ML
– Tác dụng tiếp xúc, lưu dẫn, hạ gục nhanh
– Diệt trừ cả trứng, nhện non, nhện trưởng thành
– Trừ nhện đỏ hoa hồng
AGRI THUẬN THIÊN – Thegioiphanthuoc.com
HOTLINE: 0776.755.793
Description
BIFENZIN 300SC – THÁCH THỨC NHỆN KHÁNG THUỐC GÂY HẠI
THÀNH PHẦN BIFENZIN 300SC
Bifenazate 200g/l
Clofentezine 100g/l
Phụ gia vừa đủ 1 lít
CÔNG DỤNG BIFENZIN 300SC
– Có tác dụng tiếp xúc, lưu dẫn, hạ gục nhanh nhện đã kháng thuốc, đồng thời làm ung trứng, ngăn sự lột xác của nhện, diệt trừ cả trứng, nhện non, nhện trưởng thành.
– Thuốc tác động vào thần kinh làm nhện hại chết ngay sau khi tiếp xúc với thuốc.
– Trừ nhện đỏ hoa hồng
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BIFENZIN 300SC
Liều lượng: 0.5 lít/ha
Lượng nước phun: 400 – 500 lít/ha
Phun 1 lần khi nhện mới xuất hiện, mật độ khoảng 3-5 con/lá
Có thể pha 100ml cho 200 – 300 lít nước.
Thời gian cách ly: 7 ngày.
#SUPERNHỆN #BIFENZIN300SC #NHỆNĐỎ #NHỆNNON
KIẾN THỨC NÔNG DÂN
KHÁI NIỆM VỀ NHỆN ĐỎ HẠI TRÊN ỚT ?
Nhện đỏ hại ớt có tên khoa học là Tetranychus sp. Không chỉ gây hại trên ớt, chúng còn gây hại trên nhiều cây trồng khác như cà chua, cây họ bầu bí…
– Nhện chích hút dịch làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lổ, phồng rộp, lá trở nên dày hơn, giòn và dễ rách. Khi mật độ cao làm cho lá khô cháy.
– Khi nhện gây hại, trái ớt bị vàng, sạm và nứt khi lớn, hoa có thể bị rụng.
– Nhện đỏ còn là trung gian truyền virus gây bệnh cho ớt. Khi mật độ nhện cao làm bệnh lây lan toàn bộ vườn. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ khiến cây bị chết hàng loạt và trở tay không kịp.
Đặc điểm hình thái và phát sinh, phát triển của nhện đỏ trên cây ớt
– Nhện đỏ hại ớt thường phát sinh và gây hại mạnh vào mùa khô hạn, nắng nóng.
– Nhện có kích thước cơ thể rất nhỏ, hình bầu dục, hơi nhọn lại ở đuôi, hai đốt cuối cùng có màu đỏ chót trên mình và lưng có nhiều lông cứng.
– Con trưởng thành đẻ trứng rời rạc ở mặt lá dưới ở phiến lá, lúc mới đẻ có màu trắng hồng sau đó chuyển hoàn toàn thành màu hồng. Riêng nhện mới nở có màu xanh lợt.
– Cả trưởng thành và ấu trùng đều sống và tập trung ở mặt dưới của phiến lá của những lá non, nhện gây hại bằng cách chích hút dịch của mô tế bào lá làm cho mặt trên của lá bị vàng hoặc phồng rộp loang lổ.
– Nhện đỏ trên cây ớt lan truyền nhờ tập tính giăng tơ hoặc nhờ vào gió.
Cách nhận biết ớt bị nhện đỏ gây hại
– Thông thường, nhện đỏ hại ớt thích núp bên dưới mặt lá cây và sống trên đọt non của cây. Bằng cách, lật mặt duới lá cây và coi bằng kính lúp sẽ thấy những con nhỏ li ti đang bò giống như con nhện.
– Ta có thể nhìn trên đọt cây lúc có ánh sáng xuyên qua, ta thấy có tơ của nhện bao xung quanh ngọn cây và có nhưng con li ti như đầu kim di động, đó là nhện đỏ.
– Khi mà trên cây có nhiều tơ trên đọt là lúc này đã mật độ nhện hại đã cao.
– Để xác định sự xuất hiện của nhện đỏ gây hại trên cây ớt là lấy một tờ giấy trắng đặt bên dưới cây mà bạn nghi ngờ có nhện đỏ xuất hiện rồi rung nhẹ cuống lá. Một số nhện sẽ rơi xuống giấy, bạn sẽ thấy rõ nó hơn khi nhìn qua kính lúp.
– Nếu không có kính lúc bạn hãy lấy tay miết nhẹ vào mặt dưới của lá cây mà bạn nghi ngờ có nhện đỏ, nếu tay bạn dính nhiều nước nhờn có màu đục, thì cây ớt đó đã bị nhện đỏ gây hại.
SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ CẦN THAM KHẢO THÊM
AVENTO GOLD 250SC – THUỐC ĐẶC TRỊ SÂU TƠ, BỌ TRĨ, NHỆN ĐỎ
THÀNH PHẦN CỦA AVENTO GOLD 250SC
Lambda-cyhalothrin: 110g/l
Thiamethoxam:………140g/l
Special Additives: ….750g/
CÔNG DỤNG CỦA AVENTO GOLD 250SC
– AVENTO GOLD 250SC là thuốc trừ sâu rầy thế hệ mới, với cơ chế tác động vị độc, lưu dẫn hai chiều. Thuốc có hiệu quả cao, kéo dài trên nhiều loại côn trùng chích hút và các loại côn trùng khác.
– Thuốc có khả năng tìm diệt côn trùng gây hại ẩn nấp hoặc khi phun không trúng thuốc. Phun trên tán lá nhưng diệt côn trùng phá hoại ở phần rễ, nên không cần phải đổ thuốc xuống gốc.
– Thuốc được đăng ký trừ rầy nâu trên lúa.
Kỹ Sư Nông Học Tư Vấn Kỹ Thuật Miễn Phí 24/7
Hotline: 0776.755.793
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
——————————————————————————
THẾ GIỚI PHÂN THUỐC
Chuyên Thuốc bvtv _phân bón_ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Hotline kỹ sư Huy Nguyễn tư vấn kỹ thuật: 0933.06.70.33
1.Link web : KySuHuyNguyen
2.Link web: Thegioiphanthuoc.com
3.Youtube : TrịBệnhChoCâyTrồng
FANPAGE: KỸ SƯ CÂY TRỒNG TỈNH ĐỒNG NAI