Chat hỗ trợ
Chat ngay
thegioiphanthuoc.com

CÔNG TY THUẬN THIÊN PHÁT

Củ cải đường : kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản

Củ cải đường : kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản

Củ Cải Đường là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và vô cùng có ích cho sức khỏe. Vì hình dáng bên ngoài khá giống nhau nên nhiều người lầm tưởng giữa củ cải đường và củ dền. Củ có hình tròn, mọc vùi xuống đất và có màu đỏ thẫm. Tuy nhiên bên trong củ cải đường là một màu trắng muốt khác với màu đỏ hồng của củ dền. 

Tìm hiểu về đặc điểm của củ cải đường

Có nguồn gốc từ Hy Lạp và vô cùng phổ biến ở Nga, Mỹ, Ấn Độ,… nhưng mới du nhập vào Việt Nam cách đây không lâu nên còn khá xa lạ. Dân ta quen thuộc hơn với củ cải trắng và hãy nhầm củ cải đường là củ dền. Nhưng có lẽ mọi người không biết rằng nền nông nghiệp trồng củ cải đường mang lại một nguồn lợi khổng lồ cho nước Nga, lượng đường trong nó không kém cạnh gì so với lượng đường trong cây mía. Cả lá và củ đều có thể sử dụng được, chế biến thành các món chiên xào không hề khó. 

Thời vụ trồng củ cải đường

Lượng đường saccarozo trong củ cải đường khá cao không kém gì cây mía nên ngày càng nhiều các hộ gia đình trồng các ruộng củ cải để phục vụ công nghiệp chế biến và sản xuất đường. Việc trồng và chăm sóc cây củ cải đường cũng không quá khó khăn nên nhiều người tự trồng một vài chậu củ cải nhỏ trong vườn để cung cấp rau sạch cho gia đình và bạn bè. 

Hôm nay #kiza sẽ đưa ra những điểm lưu ý cần biết để bạn có thể tự trồng củ cải đường tại nhà nhé. 

Đầu tiên bạn cần biết rõ về mùa vụ của cây để chọn thời điểm gieo trồng thích hợp. Một năm củ cải đường có tổng cộng 4 vụ: 

  • Vụ sớm: Gieo trồng vào tháng 7 và tháng 8; từ tháng 8 đến tháng 10 đã có thể thu hoạch rồi
  • Vụ chính: Gieo từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 9, Thời gian thu hoạch rơi vào tháng 9 đến tháng 11
  • Vụ muộn: Đây là vụ đông, gieo vào khoảng tháng 10, tháng 11 đến tháng 11, 12 đã thu hoạch được
  • Trái vụ: Vụ này trồng thêm vào tháng 4 đến tháng 6 nên năng suất không cao.

Làm đất, gieo hạt

Củ cải đường chủ yếu được gieo trồng bằng hạt mầm. Bộ phận được sử dụng nhiều nhất là phần củ mọc lên từ rễ cây nên trồng củ cải có yêu cầu cao về đất trồng. Đất phải là đất thịt hay đất pha cát giàu dinh dưỡng, tơi xốp và dễ dàng cấp thoát nước tránh cho cây bị thối rữa củ. Trước khi gieo trồng nên cày tơi và phơi rải đất để loại bỏ các mầm bệnh gây hại. Sau khi gieo hạt hãy phủ lên trên một lớp trấu hoặc mùn để hạt nhanh lên mầm. 

Để đảm bảo chất lượng đất bạn nên làm vườn tránh xa các bệnh viện, các khu công nghiệp, nghĩa trang cũng như nơi xả chất thải sinh hoạt.

Tùy vào lượng hạt mầm gieo trồng mà chọn diện tích ruộng. Giả sử bạn trồng vườn củ cải rộng 1,2 đến 1,4 mét, cao 0.3 m và đào rãnh 0.3 m.

  • Mật độ gieo trồng: bón lót cho đất và san phẳng lại đất trồng. Trên luống ruộng chia thành 3 hàng rồi gieo hả với khoảng cách đều nhau. 
  • Khoảng cách: 3 hàng cách nhau từ 0.25 đến 0.3m, còn các hạt giống gieo cách nhau 0.2m.
  • Lượng hạt giống: 1 ha đất trồng cần từ 10 đến 12kg hạt giống.

Phân bón

1 vụ gieo trồng cần sử dụng khá nhiều loại phân bón. 1 ha đất trồng cần:

  • 3 tấn phân hữu cơ vi sinh hoặc 10 tấn phân chuồng hoai mục. 
  • Lượng phân đạm cần dùng là 100kg. Nếu bạn có dùng thêm phân bón lá sinh học thì hãy giảm phân đạm ure xuống 40kg/ha.  
  • Phân super lân cần 300kg.
  • Cuối cùng là phân Kali sunphat 80 kg.

Trước khi gieo hạt, để tăng độ dinh dưỡng cho đất người nông dân sẽ bón lót hết phần phân chuồng ủ mục hoặc phân hữu cơ vi sinh. Trộn đều một phần các loại phân còn lại rồi rải lên mặt đất cùng thời điểm.

Để cây sinh trưởng khỏe mạnh cần có giai đoạn bón thúc. Phân dùng trong thời điểm này là phân đạm và phân kali. Quan sát và bón phân vào 2 thời kỳ đó là: Khi cây mọc được 3-4 chiếc lá thật và khi cây đang phình củ. Kết hợp bón phân với vun xới đất, loại bỏ cỏ dại. 

Nếu bạn có dùng thêm phân lá sinh học thì nhớ phải tuân thủ liều lượng thích hợp trên bảng hướng dẫn sử dụng nhé. 

Chăm sóc củ cải đường

Vun xới tỉa cây: Thời vụ trồng củ cải đường không dài chỉ khoảng 50 ngày nên bạn chỉ cần vun xới, tỉa cây vào thời điểm bón thúc. 

Tưới nước: Để củ cải nhanh chóng nảy mầm và phát triển bạn cần giữ cho bề mặt đất ẩm ướt liên tục. Lượng nước và số lần tưới tùy thuộc vào tính chất của đất và độ ẩm của nó. Nước tưới tiêu cần đảm bảo sạch sẽ, không có hóa chất hay bị ô nhiễm.

Phòng trừ sâu bệnh

Củ cải đường dễ mắc bệnh lở cổ rễ sau khi mọc mầm. Cách chữa là dùng thuốc Benlat C50WP 0,2 – 0,3% cho vào bình xịt phun lên bề mặt đất và phun trực tiếp vào đất và cây. 

Trong quá trình sinh trưởng cây dễ bị rận, rệp hay các loại sâu trùng tấn công ảnh hưởng đến năng suất vụ trồng nên hãy thực hiện các biện pháp loại trừ nguồn bệnh. 

Để đảm bảo an toàn cho nông dân cũng như người mua hàng, bạn hãy phun thuốc trừ sâu ít nhất 10 đến nửa tháng trước khi bắt đầu thu hoạch.

Tùy vào giống cây mà bạn chọn thời gian thu hoạch, thông thường là sau 45 đến 50 ngày gieo trồng. Không nên để cây quá già mới thu hoạch sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như số lượng củ. 

Sau khi nhổ lên ban jcos thể mang đi bán ngay hoặc rửa sạch, phơi khô rồi cho vào bao bì để mang đi bán. 

 

Công dụng của củ cải đường đối với sức khỏe

Củ cải tuy có mùi khá gắt nhưng lại vô cùng tốt cho sức khỏe. Nó chứa nhiều nguyên tố tốt cho sức khỏe như sắt, magie, kẽm, canxi,… cũng như các chất béo, acid folic hay đường hòa tan. Ngoài ra củ cải đường còn chứa nhiều loại vitamin khác nữa.

Đây là lý do mà ăn củ cải đường có khả năng chữa được nhiều loại bệnh như:

– Tăng khả năng vận động, nhất là đối với các vận động viên hay người thường xuyên chơi thể thao. Mỗi ngày một cốc nước ép củ cải đường sẽ giúp bạn có năng lượng suốt ngày. 

– Hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm cân: Vì là rau củ nên củ cải đường chứa hàm lượng chất xơ cao chất béo ít. Khi dùng sẽ giúp bạn nhanh và kéo dài cảm giác no, tránh bị táo bón hay đầy ruột. 

– Tăng cường hệ miễn dịch cơ thể: Trong củ cải đường có kali và folate – 2 khoáng chất có khả năng tăng cường  hệ miễn dịch và giảm độc tố. 

– Tốt cho người cao huyết áp: Nitrat cũng là một nguyên tố trong củ cải đường, khi vào dạ dày nitrat sẽ trở thành oxit nitric có khả năng tăng lượng máu và giảm huyết áp. 

 

– Giúp phòng tránh ung thư: Hiện nay với sự phổ biến của đồ ăn nhanh và thức ăn chế biến sẵn thì tỷ lệ người mắc ung thư cũng tăng lên đáng kể. Vì vậy bạn nên bổ sung các loại rau củ tốt cho sức khỏe và ngăn ngừa sự xuất hiện của ung thư. Trong củ cải đường có chứa beta carotene và betacyanins- 2 chất chống oxy hóa và ngăn ngừa sự tăng trưởng của các khối u. Vì vậy nó được khuyên dùng trong các bữa ăn đối với người muốn phòng bệnh ung thư vú, ung thư phổi hay ung thư thận. 

– Bảo vệ gan: Ngoài khả năng tăng cường sức khỏe thì nước ép củ cải đường còn là một loại thuốc chữa bệnh gan hữu hiệu. 

Lời kết

Củ cải đường là giống cây trồng ngắn vụ và không khó chăm sóc. Bạn có thể tự trồng để phục vụ bữa ăn gia đình hoặc dùng cho mục đích kinh doanh. Chúc các bạn thành công!

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH 

Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

❇️Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn

📞Liên hệ mua hàng : 0984.535.820

📞Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033

⭕️Link web :https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

⭕️Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

Xin cảm ơn!

BÀI VIẾT HAY

BÀI VIẾT LIÊN QUAN x