Chat hỗ trợ
Chat ngay
thegioiphanthuoc.com

CÔNG TY THUẬN THIÊN PHÁT

Kỹ thuật trồng cây cọ dầu năng suất vượt trội

Kỹ thuật trồng cây cọ dầu năng suất vượt trội

Cây cọ dầu là cây được du nhập vào nước ta vài chục năm gần đây. Tuy diện tích trồng không lớn nhưng mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác cùng loại. Hiện nay các sản phẩm từ cây cọ dầu khá được ưa chuộng. Thường được dùng nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm, ngành công nghiệp hóa chất, mỹ phẩm, nhiên liệu sinh học, … Chính vì vậy việc lựa chọn trồng cây cọ dầu là một điều đáng được lưu tâm của các nhà vườn. Xuất phát từ nhu cầu trên, để giúp cung cấp các thông tin, kỹ thuật trồng cây cọ dầu đạt năng suất cao, cẩm nang cây trồng thực hiện bài viết kỹ thuật trồng cây cọ dầu năng suất vượt trội với những nội dung sau:

 

Kỹ thuật trồng cây cọ dầu năng suất vượt trội

1. Kỹ thuật ươm giống cây cọ dầu

– Việc nhân giống cây cọ dầu hiện này được thực hiện tập trung ở các đơn vị có kỹ thuật như nông trường Gia Lai (Xuân Lộc, Đông Nai – Là cơ sở ươm giống cây cọ dầu uy tín lớn nhất nước ta).

– Nhân giống cây cọ dầu chủ yếu bằng hạt. Hạt giống được nhập từ Pháp. Hạt cọ dầu ở nước ta hầu như không nảy mầm tức không có khả năng nhân giống.

– Để hạt giống cây cọ dầu có thể nảy mầm với tỷ lệ cao cần ngâm ủ ở điều kiện chuẩn như: Phòng thí nghiệm (môi trường nhân tạo). Khi hạt nứt nanh thì mới đem gieo trong vườn ươm.

Mẹo nhân giống cây cọ dầu đạt tỷ lệ nảy mầm 100%

– Trước khi ươm cần chuẩn bị bầu túi nilong đen đã bỏ giá thể xếp thành từng luống theo hướng đông tây. Tiến hành gieo hạt vào bầu với số lượng một hạt/bầu. Nên ươm hạt vào cuối mùa mưa, độ ẩm cao tiết kiệm công chăm sóc, giảm chi phí giá thành cây giống.

– Sau khi gieo hạt vào bầu ươm tạo cây con. Khi cây con được 4 – 5 tháng tuổi thì cấy cây vào vườn giâm và chăm sóc tạo điều kiện cho cây phát triển tối ưu. Cây con trong vườn giâm khoảng một năm phát triển đầy đủ lá, bộ rễ khỏe mạnh có khả năng thích ứng với bên ngoài môi trường thì tiến hành đánh bầu, bó bầu tránh làm tổn thương đến bộ rễ để trồng ra ngoài cây có thể phát triển tốt nhất.

– Việc tiến hành đánh cây bó bầu nên làm “cuốn chiếu” (trồng đến đâu đánh cây bó bầu cây đến đó). Hạn chế để cây lưu bầu quá hai ngày sẽ làm giảm sức sống của cây.

– Tiêu chuẩn cây giống trước khi trồng ra ruộng sản xuất: Cây có đường kính cổ rễ từ 8-12 cm, chiều cao cây đạt 1,3-1,6 m trở lên, bộ lá có từ 5-7 lá có màu xanh đậm.

Vùng trồng cây cọ dầu chuyên canh

2. Cách trồng cây cọ dầu cho năng suất vượt trội

2.1 Trồng cây cọ dâu vào thời điểm nào trong năm?

– Thời vụ tốt nhất đối với việc trồng cọ dầu là đầu mùa mưa. Vào thời điểm này độ ẩm không khí cao tiết kiệm công chăm sóc, tạo điều kiện cho cây phát triển tối ưu, bộ rễ khỏe trước khi vào mùa khô.

Làm giàu từ việc trồng cây cọ dầu ít ai biết

2.2 Đất trồng, mật độ trồng cây cọ dầu đúng kỹ thuật?

– Đất trồng cây cọ dầu không quá khắt khe. Tuy nhiên việc đào hố làm đất trước trồng cần được tiến hành làm nhanh, không để đất phơi nắng quá lâu. Do đất trồng cọ dầu thường nhiễm phèn nên nếu phơi đất sẽ làm nồng độ phèn tăng cao. Khi trồng sẽ ức chế sự bén rễ của cây. Để làm tăng độ màu mỡ cho đất trồng có thể bón các loại phân hữu cơ, đốt tàn dư thực vật cho vào hố trước trồng. Mối hố trồng cần được bón lót với lượng 0,25-0,3kg phân NPK.

– Mật độ trồng cây cọ dầu cần đạt 1.000 cây/ha để tạo năng suất kinh tế cao nhất.

Cây cọ dầu có thể sống trong điều kiện ngập úng

2.3 Cách trồng cây cọ dầu ra ruộng đúng kỹ thuật

– Tiến hành trồng cây vào chiều mát. Chuyển cây giống vào từng hố đã định trước. Bóc bầu ươm đảm bảo không được làm vỡ bầu, không làm tổn thương bộ rễ cây, không làm dập lá. Để bầu vào chính giữa sau đó lấp đất, nén chạt để cây đứng vững, sau đó mới tiến hành cắt dây bó lá phía trên. Trồng xong tiến hành tưới đẫm nước cho cây giúp cây nhanh bén rễ và phát triển tốt.

 

2.4 Chế độ chăm sóc bón phân cho cây cọ dầu

– Cây cọ dầu là cây dễ trồng, có khả năng thích ghi với các điều kiện môi trường trồng khác nhau. Có thể sống trong điều kiện ngập nước, rễ ngoi lên trên để lấy oxy; có thể đồng hóa chất thải hữu cơ công nghiệp và các thực vật như lục bình, cỏ dại, … tạo thành dinh dưỡng cho cây. Chính vì vậy nên việc trồng cọ dầu rất ít cần bón phân và tiết kiệm được chi phí chăm sóc.

– Hằng năm để tạo năng suất vượt trội vào đầu mùa mưa có thể bổ sung đắp quanh gốc các loại thực vật thân thảo như lục bình, cỏ dại, … để cây cọ dầu tự đồng hóa tạo thành dinh dưỡng nuôi cây.

Trồng cây cọ dầu không lo đầu ra

2.5 Sâu bệnh hại cây cọ dầu gây hại năng suất cây cọ dâu

– Một số đối tượng sâu hại cây cọ dầu như: Sâu cắn lá, sâu đục thân, sâu cánh cứng, mọt, …Các bệnh thường xuất hiện gây hại như bệnh héo khô, bệnh thối nõn, bệnh thối thân, bệnh vàng đỏ, … Mỗi loại dâu, bệnh hại cần có những biện pháp xử lý khác nhau.

– Để hạn chế sự gây hại đến năng suất cây cọ dầu, người trồng cần thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện và đưa ra biện pháp xử lý tối ưu.

Quản lý sâu bệnh hại tổng hợp trong canh tác chuyên canh cây cọ dầu

3. Thu hoạch cây cọ dầu khi nào?

– Cây cọ dầu là cây trồng cho thu hoạch sớm. Nếu trồng đúng kỹ thuật, điều kiện tự nhiên phù hợp cây có thể cho thu hoạch sau trồng 6 tháng, 1 năm. Từ năm thứ 2-3 cây bắt đầu vào thời kỳ kinh doanh, năng suất đạt trung bình từ 10-25 tấn/ha.

Thu hoạch quả cọ dầu sau 1 năm trồng

Nguồn: Admin tổng hợp – NO

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH 

Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

❇️Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn

📞Liên hệ mua hàng : 0984.535.820

📞Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033

⭕️Link web :https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

⭕️Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

Xin cảm ơn!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN x