Cây đào có thể trồng thực sinh tức là nhân giống bằng hạt cũng như trồng bằng cây ghép hoặc chiết. Khâu chọn cây đào để lấy giống là rất quan trọng trong điều kiện thực trạng sản xuất đào ăn quả của nước ta.
Trong suốt quá trình sinh trưởng từ khi vườn đào đã bắt đầu cho quả 4 – 5 vụ; (có độ tuổi từ 7 – 8 năm trở lên) cần quan sát và theo dõi từng cây. Tuyển chọn lấy những cây sinh trưởng tốt, đều, bộ khung tán đặc trưng cho nhóm giống, có sức chống chịu sâu bệnh như: dòi đục quả, bệnh chảy nhựa… năng suất cao ổn định, phẩm chất quả thơm ngon, quả có trọng lượng cao hơn các cây cụng vườn… làm giống. Chăm sóc chu đáo những cây này để lấy hạt hoặc cành ghép nhân giống.
Khi đào chín, chọn lấy những quả đẹp, to để riêng, để một thời gian cho chín kỹ! Lấy hạt rửa sạch, hong khô và bảo quản đến cuối năm đem gieo vào túi bầu; Trước khi gieo hạt đào cần ngâm nước ấm 4-5 ngày, thay nước hàng ngày, Sau đó gieo mỗi bầu 1 hạt; dành 5% số túi để dự phòng, dặm vào các túi có cây bị chết, các túi này có thể gieo 2 – 3 hạt. Túi bầu được xếp vào vườn ươm và chăm sóc. Khi cây cao 50 — 60cm đem trồng.
Thòi vụ trồng tốt nhất là vụ xuân. Nếu được chọn để lấy mắt ghép thì sau khi thu hái quả xong, tiến hành chăm bón cho cây đào hồi phục, ổn định. Chọn lấy những cành bánh tẻ, được 6-8 tháng tuổi để lấy mắt ghép. Phải chuẩn bị trước vườn cây gốc ghép. Đào có thể ghép trên đào, chọn loại đào mọc khoẻ, mang nhiều tính hoang dã để làm gốc ghép Hạt đào làm gốc ghép được chuẩn bị và gieo ươm như đã nói ở phần trên. Khi cây cao 60 – 80cm, đường kính gốc 0,6 – 0,8cm thì ghép được. Có thể ghép đào theo cách áp thân, ghép mắt theo kiểu chữ T hoặc mắt nhỏ có gỗ.
Chăm sóc vườn ươm sau khi ghép: tập trung những túi bầu có cây ghép sống vào gần nhau. Còn những túi bầu có cây ghép không đạt yêu cầu thì để riêng, chăm sóc và ghép lại. . Sau khi cắt ngọn của cây gốc ghép, chồi ghép nảy mầm và lớn dần, cần thường xuyên cắt tỉa các chồi dại mọc từ gốc cây ghép để cây tập trung dinh dưỡng nuôi phần mầm ghép. Thỉnh thoảng tưới nước phân pha loãng để cây giống phát triển thuận lợi.
Trồng và chăm sóc vườn đào Chọn đất phù hợp cho cây đào, nếu có điều kiện thì cày sâu 25 – 30cm để làm tơi đất và diệt cỏ dại. Sau đó đào hố sâu 60 – 70cm, miệng hố có kích cỡ 70 x 70cm. Bón lót vào 1 hố 25 – 30kg phân chuồng tốt hoai mục; 0,5kg supe lân; 0,5kg clorua kali. Tất cả trộn kỹ với lớp đất mặt và lấp đầy miệng hố, để 1 tháng sau mới trồng đào. Thời vụ trồng đào tốt nhất là vụ xuân. Nếu có diện tích tương đối bằng phẳng và rộng thì đào hố theo đường thẳng, cách nhau 6 – 7m và hàng cách hàng 7 – 8m.
Nếu diện tích trồng có độ dốc thì đào hố theo đường đồng mức. Cần tạo điều kiện để chống xói mòn như: gieo trồng các loại cây phủ đất, chắn dòng chảy… cách trồng cây đào vào hố và các biện pháp chăm sóc cũng tương tự như đối với các loại cây khác. Chú ý: Khi cây đào cao 1 – 1,2m thì bấm ngọn để tạo các cành cơ bản, giữ khoảng 3 – 4 cành hướng đều ra các phía. Khi cành này vươn dài 1,2 – 1,3m lại bấm ngọn cành để tạo nhiều cành thứ cấp. Cần tạo cho cây đào có khung tán tròn để bộ lá hướng ánh sáng đều. Thời gian ra hoa và nuôi quả, đặc biệt là thòi kỳ quả đang lớn, cây đào rất cần ánh sáng. Cắt bỏ thường xuyên các chồi dại của cây gốc ghép.
Vườn quả đào Phân bón cho đào Năm đầu, vào các tháng mùa mưa, chọn ngày khô ráo để bón thúc. Mỗi cây bón: 0,5kg urê; 0,3kg kali; nếu có điều kiện thì tưới nước phân pha loãng. Phân được rải đều xung quanh gốc và xới xáo nhẹ cho phân vùi xuống đất. Từ năm thứ hai đến năm thứ tư: bón cho mỗi cây 20 – 30kg phân chuồng vào cuối năm, trước khi phát lộc xuân. Vụ hè bón thêm 0,7kg super lân; 0,3kg kali và 0,5kg urê. Khi cây bắt đầu cho thu quả thì bón 2 lần: lần đầu trước khi nở hoa 15 – 20kg phân chuồng; 1kg super lân; 1,2kg kali cho lcây vào tháng 11, 12. Lần thứ 2 sau khi đã thu hoạch quả vào tháng 7,8. Mỗi cây bón 15 – 20kg phân chuồng; 1kg super lân và 0,8kg kali. Phân được bón vào hố đào xung quanh tán cây. Mùa khô hanh cần xới xáo và tủ cỏ, rác khô xung quanh gốc để giữ ẩm.
Khi chăm sóc, xới xáo không được làm xây xát, gây vết thương cơ giới ở rễ, gốc và thân cây đào vì cây đào dễ phản ứng chảy nhựa và nấm ký sinh dễ có điều kiện xâm nhiễm gây bệnh. Phòng trừ sâu bệnh Cây đào thường bị sâu ăn lá như châu chấu và các loài bọ cánh cứng, rệp hại ngọn non, rệp sáp, rệp vảy hại thân cành, sâu đục thân, đặc biệt là dòi đục ngọn non.
Vườn quả đào Phun các loại thuốc. Đối với sâu đục thân, khoét rộng lỗ đùn phân của sâu để luồn dây kẽm vào diệt hoặc nhét bông tẩm thuốc. Khi quả chín nên dùng bẫy bã để diệt ruồi Thời gian này tuyệt đối không phun thuốc sâu để tránh ô nhiễm quả đào.
Cây đào bị một số loại bệnh như đóm lá, dị hình phiến lá và nhất là chảy nhựa ở cành và thân. Đối với bệnh trên lá, phun LIBERTY 100WP . Đốì vói hiện tượng chảy nhựa, dùng dao cạo sạch lớp vỏ. Ở vườn đào nhiều năm tuổi, vào vụ đông nên vệ sinh vỏ thân, gốc và quét vôi lên thân.
Thu hoạch đào Thời điểm tốt nhất để thu hoạch đào là khi quả đào vừa chín tới. Nếu cần vận chuyển đi xa để tiêu thụ thì cho thu hái khi quả gần chín. Quả đào thu hái nhẹ nhàng, tránh làm xây xát, giập nát. Sau khi thu hái về cần thải loại những quả kém mã, bị sâu bệnh nhất là dòi đục. Những quả tốt đưa vào sọt có lót vật liệu mềm để bảo quản và vận chuyển
VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
Liên hệ mua hàng : 0984.535.820
Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
Link web :https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng